Lúc vừa bước ra khỏi siêu thị, đột nhiên mẹ chồng tôi gọi điện đến. Bình thường bà ít khi gọi điện cho tôi vì sợ tôi sẽ nói về chuyện thằng Khoai. Những cuộc điện thoại của bà chủ yếu là do không hài lòng một chuyện nào đó về tôi. Nhìn điện thoại rung lên mà tôi cảm thấy áp lực tuyệt đối. Nhưng vẫn biết là chẳng thể trốn tránh được.
- Dạ con nghe ạ!
Ngay lập tức, mẹ chồng tôi hét lên khiến tôi ù cả tai đi:
- Mày đã thấy chưa? Mày là con mẹ độc ác. Tao đã nói với mày năm lần bảy lượt rồi là đến gặp thằng Khoai ít thôi. Mày vừa đến thì đã khiến cháu tao bị ốm.
Ốm? Tôi chao đảo cả người, túi thức ăn trên tay rơi xuống đất. Nước mắt không hiểu từ đâu ồ ạt bảo nhau rơi xuống.
- Mẹ ơi, Khoai có sao không? Con ốm thế nào ạ?
- Tốt nhất là đừng có hỏi gì về nó nữa. Mày xui xẻo lắm!
Tôi nhìn đám xe chạy qua chạy lại, không biết nên làm gì để chạy đến nhà mẹ chồng ngay lúc này được.
- Con sẽ về ngay, con sẽ đưa Khoai đến bệnh viện.
- Cái con này, tao nói thế mà mày vẫn không thông à? Đừng có đến đây!
Nói rồi bà ngắt máy cái rụp. Tôi nhìn điện thoại, cố gắng gọi lại cho bà nhưng không được. Bà không nghe máy nữa.
Phải làm sao bây giờ? Tôi cứ tự hỏi bản thân như vậy mà không biết phải làm thế nào. Tôi khóc thành tiếng như đứa trẻ, mặc kệ ai ngang qua nhìn. Rồi một người bước đến nhặt túi đồ dưới chân tôi lên, anh đưa cho tôi.
- Này. Đừng khóc lóc giữa đường như thế, không giải quyết được chuyện gì đâu.
Tôi tần ngần cả người. Anh xuất hiện vào đúng lúc mà tôi đang hoang mang nhất. Vẫn cái kiểu bình tĩnh, thâm trầm đó. Tôi vừa khóc, vừa gọi tên anh:
- Thành, là anh à?
Thành mỉm cười, cầm một tay tôi để đặt túi đồ ăn vào đó. Anh lấy từ trong túi quần ra chiếc khăn mùi xoa, đưa cho tôi rồi bảo:
- Lau nước mắt đi.
- Em…
Tôi bối rối không biết làm sao nữa. Không phải vì sự xuất hiện của anh, mà là vì Khoai đang bị ốm. Giờ đây không phải lúc để bồi hồi lại chuyện cũ, dù tôi thật sự bất ngờ khi gặp lại Thành.
- Không sao, mọi chuyện ổn cả thôi.
Tôi tần ngần cả người. Anh xuất hiện vào đúng lúc mà tôi đang hoang mang nhất. Vẫn cái kiểu bình tĩnh, thâm trầm đó. (Ảnh minh hoạ)
Một chiếc taxi đi tới, tôi vội vàng vẫy xe lại rồi chạy lên xe. Tất cả những gì tôi quan tâm lúc này chỉ là Khoai - con trai của tôi. Mẹ chồng tôi nói đúng, tôi là một người mẹ độc ác. Đáng ra tôi phải như lời Yến nói, gạt hết tất cả mà đem con về sống với mình rồi muốn mọi chuyện ra sao thì ra. Tại sao làm dâu là phải nhìn mặt nhiều người mà sống đến thế? Bảo vệ hạnh phúc gia đình còn có nghĩa lý gì khi con trai tôi không được tôi bảo vệ.
…
- Mẹ mày bảo mày đừng có đến đây nữa. - Bố chồng tôi đứng trong cổng nói bằng một vẻ bực tức - Bà ấy vừa đưa thằng Khoai đi viện rồi.
- Bố - Tôi nước mắt ngắn dài, bám chặt vào song sắt cổng, khản cổ van nài - Bố cho con vào nhà được không? Con đợi mẹ về rồi xem Khoai có ổn không thôi là con về luôn.
Bố chồng tôi thở dài:
- Thôi thôi mày thương bố thì mày về đi. Hôm nay mẹ mày bực lắm rồi, để bà ấy điên lên là có chuyện đấy.
- Khoai là con của con cơ mà. Làm bố làm mẹ ai mà chẳng xót con. Sao bố không hiểu? Bố thương con nốt lần này thôi bố.
Bố xua tay:
- Về đi, về đi. Nó có chết được đâu mà lo.
Sao ông ta có thể nói như vậy được. Chẳng lẽ tôi phải đợi đến khi con tôi chết mới được tới thăm sao?
Song tôi không về, tôi nhất quyết đứng bên ngoài cổng đợi. Bố chồng tôi thì vào nhà xem ti vi. Thi thoảng có người ngoài đi qua, hỏi tôi sao lại đứng đây thế này? Tôi ngại chuyện gia đình bị đem ra bàn tán nên bảo họ tôi vừa ra ngoài nghe điện thoại công việc.
Thật là nực cười khi lấy chồng, không được đến nhà bố mẹ chồng, không được gần con đẻ của mình. Chuyện có vẻ khó tin, nhưng nó đang xảy đến với tôi.
Tôi chợt nhớ ra, gọi điện cho Việt. Hình như anh đang họp, giọng anh rất nhỏ.
- Anh biết rồi, mẹ đã gọi điện rồi. Thôi em chiều bà, cố gắng chịu đựng một tí. Đừng đến thăm Khoai vào khoảng một, hai tháng nữa nhé.
Tôi không nhịn được liền nổi đoá lên:
- Anh nói thế mà nghe được à? Khoai là con mình, là con ruột của mình. Tôi dứt ruột đẻ ra cho gia đình anh không có nghĩa nó không phải là con tôi nữa. Nếu nó ốm mà tôi không đến thì có thể gọi là mẹ nữa không?
Việt khó chịu khi bị tôi nói thế:
- Có cảm lạnh một tí mà em làm như trời như đất lên ấy. Mà biết đâu mẹ nói đúng, vì em cứ đến nhiều quá mới khiến thằng Khoai bị ốm thì sao?
- Anh nói thế là có ý gì?
- Chẳng có ý gì cả.
- Hóa ra anh cũng như mẹ anh cả.
- Mẹ tôi thì làm sao? Cô đừng có hỗn quá Thanh, bây giờ tôi đang bận không rảnh để cãi nhau. Đợi tôi về nhà rồi giải quyết.
Tôi ngắt luôn máy mà không nói thêm lời nào với Việt nữa cả. Máu nóng dồn lên tận não khiến tôi không thể bình tĩnh được nữa. Anh ta vẫn vì mẹ mà bất chấp đúng sai. Đồng ý là con phải nghe lời mẹ, nhưng nên nghe những gì đúng đắn chứ. Anh ta không thương con trai của mình sao?
Lúc mẹ chồng về và thấy tôi đứng ngoài cổng gọi, bà liền kéo cái khăn xuống che hết mặt thằng Khoai khiến tôi chẳng thấy được nó đau ốm ra sao.
Tôi chạy đến giằng con, mẹ chồng bị tôi đẩy đến suýt ngã.
- Mẹ, từ nay con sẽ trông thằng Khoai.
Ban đầu mẹ chồng tôi thẫn thờ, không ngờ tôi có thể làm thế. Nhưng ngay sau đó, bà liền đập tay vào đầu gối, la lối om sòm:
- Ối giời ơi, làng nước ơi, con dâu nó đánh tôi.
Bố chồng tôi từ trong nhà chạy ra, khuôn mặt hằm hằm. Ông chỉ tay vào mặt tôi mà chửi:
- Con ranh này, mày có còn tôn ti trật tự nữa không mà dám đánh mẹ mày.
Thằng Khoai cũng khóc nức nở trên vai tôi. Vì nó xa tôi khi còn quá nhỏ, cho nên đã quen hơi bà nội. Tôi trên danh nghĩa là mẹ, nhưng thật ra đã quá xa lạ với nó rồi. Nó đẩy vai tôi ra, đưa tay về phía mẹ chồng gọi:
- Bà, bà…
- Ơi bà đây, bà đây Khoai ơi!
Tôi quay người, giấu con đi không để cho nó nhìn thấy bà nội. Nhưng bố chồng tôi từ đâu đến cướp nó khỏi tay tôi. Ông còn đẩy mạnh tôi vào tường khiến một bên bả vai tôi mài đến xước da. Tôi đau đớn nhìn họ, hét lên:
- Trả con cho con.
Mẹ chồng chỉ thẳng vào mặt tôi mà đáp:
- Con nào là con của mày? Đồ sát nhân.
Một câu nói của bà khiến tim tôi rụng rời. Hàng xóm bắt đầu chạy ra xem có chuyện gì. Bố chồng tôi đưa lại thằng Khoai cho mẹ chồng. Tim tôi như muốn vỡ vụn ra, sao đời tôi lại khổ thế này?
Tôi mất hết lý trí, vừa khóc nữa nói:
- Giờ có trả con cho tôi không? Không trả tôi sẽ kiện.
Bố chồng tôi làm bên luật, nghe thế ông ta chỉ cười nhạt:
- Mày kiện đi. Tao thách cả nhà mày kiện đấy.
Mẹ chồng tôi cũng không kém cạnh:
- Thằng Việt nhà tao đúng là đui mù mới vớ phải mày. Cái loại láo toét không được bố mẹ dạy dỗ. Hôm nay mà không có thằng Khoai ở đây thì bà tát cho vỡ mặt lâu rồi.
Tôi nhìn xung quanh thấy hàng xóm chỉ trỏ bàn tán nên đành ngậm đắng nuốt cay mà im lặng. Giờ cãi nhau thì giải quyết được chuyện gì đây? Bà ta sẽ không vì sự tức giận của tôi mà trả Khoai lại cho tôi. Nắm chặt hai bàn tay vào nhau, tôi đứng nhìn bố mẹ chồng ôm Khoai đi vào nhà. Chỉ cách nhau một cánh cổng đó thôi mà như ngàn trùng cách biệt.
Con ơi!
Trong lòng tôi vang lên một tiếng vọng.
Lần này Việt đi công tác về tôi chẳng buồn ra đón, tôi vẫn chưa nguôi giận với anh kể từ cuộc điện thoại đó. Ai ngờ anh cũng chẳng thèm quan tâm tôi, không nhắn một tin, từ lúc xuống sân bay đi ăn uống nhậu nhẹt với bạn đến tận khuya mới về, hành lý còn chưa kịp đem về nhà cất.
Tôi gọi điện cho Yến, khóc lóc, kể lể một hồi cuối cùng cũng chỉ có nó là an ủi:
- Thôi mày, nếu buồn thì để tao đến đưa đi uống rượu giải sầu. Việc gì phải ở nhà héo hon như vậy?
Nhưng tôi không có tâm trạng nào để giải sầu nữa. Tôi chỉ muốn ngồi trong phòng như thế này thôi. Cả ngày hôm nay tôi chỉ nghĩ đến chuyện Khoai đang bị ốm, nó ho, nó sốt thế nào tôi không được chạm tay vào. Tôi thấy hận bản thân mình, vì không đủ sức và lý trí để giành con lại. Tôi vẫn sợ người ta sẽ nhìn vào gia đình tôi mà đánh giá. Rằng tôi là đứa con dâu chẳng ra gì khi chẳng nghe lời mẹ chồng.
- Thanh ơi, Khoai là con của mày cơ mà, có phải người dưng nước lã đâu. Mày cứ bế về nhà mày thì bà ta làm gì được?
- Tao chỉ có một mình, tao không làm được.
- Hay để tao đi cùng mày nhé? Mấy chuyện thế này tao giỏi lắm.
- Đừng Yến, làm như thế là gia đình tao tan nát đấy.
- Thế mày còn định nhẫn nhịn đến bao giờ nữa?
- Tao sẽ nghĩ ra cách ổn thoả hơn mà.
Yến thở ra một hơi không bằng lòng:
- Con điên! Sớm muộn gì tao cũng bị mày làm cho tức chết.
Tôi chỉ biết cười khổ. Đến tôi cũng cảm thấy giận chính bản thân mình chứ nói gì đến Yến. Người ta đã bảo rồi, tính cách quyết định số phận. Tôi cũng biết rằng nếu tôi không mạnh tay thì người thiệt thòi vẫn cứ là mình. Nhưng… tôi yêu Việt, tôi cũng yêu cả Khoai nữa. Tôi không muốn gia đình này vì tôi mà mỗi người mỗi ngả.
Đúng lúc đó Việt trở về, tiếng chìa khoá vứt xuống bàn gỗ khiến tôi nhận ra rằng anh đang rất tức giận. Anh hằm hằm đi vào phòng, đạp mạnh cánh cửa cho dù nó đã mở sẵn rồi. Sau đó lớn giọng quát:
- Cô có phải là con người nữa không? Tại sao cô lại đẩy mẹ? Muốn hại chết mẹ à?
Lúc đầu tôi còn không hiểu anh đang nói đến chuyện gì, nhưng rồi tâm trí tôi bắt đầu tập trung vào hai từ: Đẩy mẹ. Hoá ra anh đang nói đến cái hôm tôi tới đòi thằng Khoai. Lúc ấy vì quá xúc động, mọi hành động đều bộc phát. Tôi không nghĩ rằng mình có ác ý gì với mẹ chồng hết.
Tôi bình tĩnh nói:
- Em chỉ muốn nhìn mặt Khoai, là vô tình mà.
Việt cười nhạt:
- Vô tình cái khỉ khô gì chứ? Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi là mẹ bị khớp, đầu gối rất yếu. Giờ bà ngã ra đấy thì ai chịu trách nhiệm? Sao cô có con mà cô không hiểu được, mẹ giữ thằng Khoai cũng là muốn tốt cho con cái của bà thôi.
- Tốt cái gì mới được?
- Cô đừng quên cô mang hoạ sát con.
- Anh cũng tin vào chuyện đó à?
Việt quay đi, đáp gọn:
- Mấy ngày gần đây cô cứ quanh quẩn bên nó làm nó ốm liên miên. Riết rồi tôi cũng phải tin chứ sao?
Tôi tức giận, đáp cái gối về phía Việt. Người mà tôi tin tưởng nhất cuối cùng cũng vẫn đứng về phía mẹ chồng. Anh ta là một người đàn ông, lý trí đầy mình mà lại tin vào dăm ba cái chuyện mê tín này?
Việt cầm gối rồi vứt lại lên giường, anh ta chỉ vào mặt tôi cảnh cáo:
- Một lần này tôi nhịn. Tôi chịu cô đủ rồi đấy. Tôi chiều cô quá rồi phải không?
Tôi im lặng, dùng ánh mắt khinh ghét nhìn anh. Đây là chồng của tôi, một người đàn ông đã hết lòng theo đuổi tôi, hứa hẹn đủ điều rằng sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi nhưng cuối cùng cũng chỉ toàn là nước mắt. Tôi vẫn nhớ cái đêm trước ngày cưới, anh đưa tôi về, hôn lên trán tôi rồi bảo: “Từ mai chúng ta sẽ sống chung một nhà rồi. Anh hứa sẽ không bao giờ để em buồn, để em phải hối hận khi đã lấy anh.” Năm năm nay, cuộc hôn nhân “không hối hận” mà anh nói tới chỉ toàn là nước mắt.
Đêm hôm ấy, hai vợ chồng quyết định mỗi người ngủ một nơi. Tôi ngủ trên giường, còn anh thì ra ghế sô pha ngủ. Nhưng tôi trằn trọc mãi cũng không tài nào chợp mắt được, đành mang chăn ra đắp cho anh ấy đang ngủ ngon lành. Tôi làm vợ năm năm rồi cũng hiểu được đàn ông uống rượu vào đều trở nên thô lỗ. Những lời mà anh nói với tôi tôi đều có thể bỏ qua được. Dù gì cũng là vợ chồng, cãi nhau cũng là chuyện thường tình thôi.
Tôi vuốt vầng trán của Việt, thấy được những sự mệt mỏi trên vầng trán ương ngạnh của anh. Hồi mới hẹn hò, anh cũng lãng mạn lắm. Đến tận bây giờ anh vẫn lãng mạn nhưng mà theo một kiểu thực tế hơn.
Đột nhiên Việt nắm lấy cổ tay tôi, anh nói giọng ngái ngủ:
- Đừng làm bừa nữa, anh mệt lắm!
Tôi cười nhẹ, đáp:
- Vào giường ngủ đi, ngoài này lạnh lắm!
Thế là mâu thuẫn giữa hai người được hoá giải. Tôi luôn nghĩ đàn ông chỉ cần mềm mỏng với họ là được. Bởi họ bản chất đã là cứng rắn, nếu mình cũng cứng rắn quá thì e là không ổn. Không hợp.
…
Từ khi Khoai chuyển về bên nhà mẹ chồng sống, tôi có rất nhiều thời gian rảnh. Cả ngày chỉ thơ thẩn ngồi đợi đến lúc được gặp Khoai. Lâu dần tự tích luỹ được một khoảng thời gian rất lớn trong ngày. Khoảng thời gian ấy tôi chẳng làm gì, chỉ ngồi như vậy.
Hôm nay, sau khi dọn nhà cửa xong xuôi, tôi cũng ngồi trên ghế sô pha đọc sách. Đọc mãi cũng chẳng hết được ngày, tôi nhắn tin vu vơ cho Yến. Cô nói đang chuẩn bị đăng ký một lớp yoga, hỏi tôi có muốn tham gia không? Tôi đồng ý.
Đó là cách duy nhất để tôi quên đi được những ám ảnh về ánh mắt xa lạ, về tiếng khóc thét đầy sợ hãi của Khoai ngày hôm đó. Tôi không hiểu tại sao, nhưng nó cứ in sâu vào trong lòng tôi. Nhiều hôm nóng nực, nhưng chỉ cần những hình ảnh đó vụt qua cũng khiến tôi run rẩy.
Con tôi, có còn là con tôi nữa hay không?
Đầu giờ chiều, Yến đến đón tôi. Hai đứa tới trung tâm không quá xa mà cũng không quá gần nhà để đăng ký. Trên đường đi, nó vẫn khuyên tôi nên đưa thằng Khoai về, để lâu quá không tốt cho tình cảm mẹ con. Yến còn nêu ra một vài ví dụ điển hình khi con bị tách mẹ quá sớm sẽ dẫn đến việc con có suy nghĩ không tốt về chính mẹ của mình, con bị thiếu tình thương, con có xu hướng tự kỷ, v.v… Đúng là chuyên gia sales. Nói cái gì cũng rất thuyết phục. Nhưng tôi chỉ biết nghe rồi để đó.
Vì Yến không ở trong hoàn cảnh của tôi nên nó không thể nào hiểu được làm việc đó rất khó. Tôi phải vượt qua nhiều rào cản mới tới được với con trai của mình. Rào cản lớn nhất, là tình yêu dành cho chồng và con.
- Nhưng mà mày chưa đậu thai hả? Mày đã thả lâu rồi mà?
Nói đến vấn đề này tôi cũng thấy lo lắng.
- Không biết nữa.
- Mày đi kiểm tra xem thế nào. Khéo lại tịt ngòi đấy.
- Lúc chửa thằng Khoai nhanh lắm, thả một tháng là dính liền.
- Thế mới bảo phải đi kiểm tra.
Tôi trầm ngâm, không nói thêm gì nữa. Tôi không nghĩ mình có vấn đề gì cả, vì trước khi mang thai Khoai, tôi có đi khám bác sĩ đã nói cơ thể của tôi rất tốt, dễ dàng có thai và có đầy đủ nội tiết tố để thai phát triển khoẻ mạnh. Nhưng… Nếu Việt có vấn đề thì sao?
Hai chúng tôi lên tầng bốn của toà nhà, ở đây có kết hợp nhiều loại hình như Gym, yoga, dance… Nhạc từ mọi phía xập xình chát chúa ập tới khiến tôi phải cau mày. Nhưng Yến chỉ cười huých tay:
- Tin tao đi, tập yoga xong là nhẹ nhõm lắm. Trước tao có tập ở đây sáu tháng rồi, ok đấy.
Tôi gật đầu, chưa tin lắm vào những gì nó nói.
Sau đó chúng tôi được nhân viên cho đi tham khảo buổi tập yoga đang diễn ra. Và bất ngờ thay, trong lớp học ấy có cả Thành. Khi anh nhìn tôi, ánh mắt có chút bối rối.
Còn Yến thì hoàn toàn bất ngờ, rỉ tai tôi nói nhỏ:
- Oan gia ngõ hẹp rồi.
- Dạ con nghe ạ!
Ngay lập tức, mẹ chồng tôi hét lên khiến tôi ù cả tai đi:
- Mày đã thấy chưa? Mày là con mẹ độc ác. Tao đã nói với mày năm lần bảy lượt rồi là đến gặp thằng Khoai ít thôi. Mày vừa đến thì đã khiến cháu tao bị ốm.
Ốm? Tôi chao đảo cả người, túi thức ăn trên tay rơi xuống đất. Nước mắt không hiểu từ đâu ồ ạt bảo nhau rơi xuống.
- Mẹ ơi, Khoai có sao không? Con ốm thế nào ạ?
- Tốt nhất là đừng có hỏi gì về nó nữa. Mày xui xẻo lắm!
Tôi nhìn đám xe chạy qua chạy lại, không biết nên làm gì để chạy đến nhà mẹ chồng ngay lúc này được.
- Con sẽ về ngay, con sẽ đưa Khoai đến bệnh viện.
- Cái con này, tao nói thế mà mày vẫn không thông à? Đừng có đến đây!
Nói rồi bà ngắt máy cái rụp. Tôi nhìn điện thoại, cố gắng gọi lại cho bà nhưng không được. Bà không nghe máy nữa.
Phải làm sao bây giờ? Tôi cứ tự hỏi bản thân như vậy mà không biết phải làm thế nào. Tôi khóc thành tiếng như đứa trẻ, mặc kệ ai ngang qua nhìn. Rồi một người bước đến nhặt túi đồ dưới chân tôi lên, anh đưa cho tôi.
- Này. Đừng khóc lóc giữa đường như thế, không giải quyết được chuyện gì đâu.
Tôi tần ngần cả người. Anh xuất hiện vào đúng lúc mà tôi đang hoang mang nhất. Vẫn cái kiểu bình tĩnh, thâm trầm đó. Tôi vừa khóc, vừa gọi tên anh:
- Thành, là anh à?
Thành mỉm cười, cầm một tay tôi để đặt túi đồ ăn vào đó. Anh lấy từ trong túi quần ra chiếc khăn mùi xoa, đưa cho tôi rồi bảo:
- Lau nước mắt đi.
- Em…
Tôi bối rối không biết làm sao nữa. Không phải vì sự xuất hiện của anh, mà là vì Khoai đang bị ốm. Giờ đây không phải lúc để bồi hồi lại chuyện cũ, dù tôi thật sự bất ngờ khi gặp lại Thành.
- Không sao, mọi chuyện ổn cả thôi.
Tôi tần ngần cả người. Anh xuất hiện vào đúng lúc mà tôi đang hoang mang nhất. Vẫn cái kiểu bình tĩnh, thâm trầm đó. (Ảnh minh hoạ)
…
- Mẹ mày bảo mày đừng có đến đây nữa. - Bố chồng tôi đứng trong cổng nói bằng một vẻ bực tức - Bà ấy vừa đưa thằng Khoai đi viện rồi.
- Bố - Tôi nước mắt ngắn dài, bám chặt vào song sắt cổng, khản cổ van nài - Bố cho con vào nhà được không? Con đợi mẹ về rồi xem Khoai có ổn không thôi là con về luôn.
Bố chồng tôi thở dài:
- Thôi thôi mày thương bố thì mày về đi. Hôm nay mẹ mày bực lắm rồi, để bà ấy điên lên là có chuyện đấy.
- Khoai là con của con cơ mà. Làm bố làm mẹ ai mà chẳng xót con. Sao bố không hiểu? Bố thương con nốt lần này thôi bố.
Bố xua tay:
- Về đi, về đi. Nó có chết được đâu mà lo.
Sao ông ta có thể nói như vậy được. Chẳng lẽ tôi phải đợi đến khi con tôi chết mới được tới thăm sao?
Song tôi không về, tôi nhất quyết đứng bên ngoài cổng đợi. Bố chồng tôi thì vào nhà xem ti vi. Thi thoảng có người ngoài đi qua, hỏi tôi sao lại đứng đây thế này? Tôi ngại chuyện gia đình bị đem ra bàn tán nên bảo họ tôi vừa ra ngoài nghe điện thoại công việc.
Thật là nực cười khi lấy chồng, không được đến nhà bố mẹ chồng, không được gần con đẻ của mình. Chuyện có vẻ khó tin, nhưng nó đang xảy đến với tôi.
Tôi chợt nhớ ra, gọi điện cho Việt. Hình như anh đang họp, giọng anh rất nhỏ.
- Anh biết rồi, mẹ đã gọi điện rồi. Thôi em chiều bà, cố gắng chịu đựng một tí. Đừng đến thăm Khoai vào khoảng một, hai tháng nữa nhé.
Tôi không nhịn được liền nổi đoá lên:
- Anh nói thế mà nghe được à? Khoai là con mình, là con ruột của mình. Tôi dứt ruột đẻ ra cho gia đình anh không có nghĩa nó không phải là con tôi nữa. Nếu nó ốm mà tôi không đến thì có thể gọi là mẹ nữa không?
Việt khó chịu khi bị tôi nói thế:
- Có cảm lạnh một tí mà em làm như trời như đất lên ấy. Mà biết đâu mẹ nói đúng, vì em cứ đến nhiều quá mới khiến thằng Khoai bị ốm thì sao?
- Anh nói thế là có ý gì?
- Chẳng có ý gì cả.
- Hóa ra anh cũng như mẹ anh cả.
- Mẹ tôi thì làm sao? Cô đừng có hỗn quá Thanh, bây giờ tôi đang bận không rảnh để cãi nhau. Đợi tôi về nhà rồi giải quyết.
Tôi ngắt luôn máy mà không nói thêm lời nào với Việt nữa cả. Máu nóng dồn lên tận não khiến tôi không thể bình tĩnh được nữa. Anh ta vẫn vì mẹ mà bất chấp đúng sai. Đồng ý là con phải nghe lời mẹ, nhưng nên nghe những gì đúng đắn chứ. Anh ta không thương con trai của mình sao?
Lúc mẹ chồng về và thấy tôi đứng ngoài cổng gọi, bà liền kéo cái khăn xuống che hết mặt thằng Khoai khiến tôi chẳng thấy được nó đau ốm ra sao.
Tôi chạy đến giằng con, mẹ chồng bị tôi đẩy đến suýt ngã.
- Mẹ, từ nay con sẽ trông thằng Khoai.
Ban đầu mẹ chồng tôi thẫn thờ, không ngờ tôi có thể làm thế. Nhưng ngay sau đó, bà liền đập tay vào đầu gối, la lối om sòm:
- Ối giời ơi, làng nước ơi, con dâu nó đánh tôi.
Bố chồng tôi từ trong nhà chạy ra, khuôn mặt hằm hằm. Ông chỉ tay vào mặt tôi mà chửi:
- Con ranh này, mày có còn tôn ti trật tự nữa không mà dám đánh mẹ mày.
Thằng Khoai cũng khóc nức nở trên vai tôi. Vì nó xa tôi khi còn quá nhỏ, cho nên đã quen hơi bà nội. Tôi trên danh nghĩa là mẹ, nhưng thật ra đã quá xa lạ với nó rồi. Nó đẩy vai tôi ra, đưa tay về phía mẹ chồng gọi:
- Bà, bà…
- Ơi bà đây, bà đây Khoai ơi!
Tôi quay người, giấu con đi không để cho nó nhìn thấy bà nội. Nhưng bố chồng tôi từ đâu đến cướp nó khỏi tay tôi. Ông còn đẩy mạnh tôi vào tường khiến một bên bả vai tôi mài đến xước da. Tôi đau đớn nhìn họ, hét lên:
- Trả con cho con.
Mẹ chồng chỉ thẳng vào mặt tôi mà đáp:
- Con nào là con của mày? Đồ sát nhân.
Một câu nói của bà khiến tim tôi rụng rời. Hàng xóm bắt đầu chạy ra xem có chuyện gì. Bố chồng tôi đưa lại thằng Khoai cho mẹ chồng. Tim tôi như muốn vỡ vụn ra, sao đời tôi lại khổ thế này?
Tôi mất hết lý trí, vừa khóc nữa nói:
- Giờ có trả con cho tôi không? Không trả tôi sẽ kiện.
Bố chồng tôi làm bên luật, nghe thế ông ta chỉ cười nhạt:
- Mày kiện đi. Tao thách cả nhà mày kiện đấy.
Mẹ chồng tôi cũng không kém cạnh:
- Thằng Việt nhà tao đúng là đui mù mới vớ phải mày. Cái loại láo toét không được bố mẹ dạy dỗ. Hôm nay mà không có thằng Khoai ở đây thì bà tát cho vỡ mặt lâu rồi.
Tôi nhìn xung quanh thấy hàng xóm chỉ trỏ bàn tán nên đành ngậm đắng nuốt cay mà im lặng. Giờ cãi nhau thì giải quyết được chuyện gì đây? Bà ta sẽ không vì sự tức giận của tôi mà trả Khoai lại cho tôi. Nắm chặt hai bàn tay vào nhau, tôi đứng nhìn bố mẹ chồng ôm Khoai đi vào nhà. Chỉ cách nhau một cánh cổng đó thôi mà như ngàn trùng cách biệt.
Con ơi!
Trong lòng tôi vang lên một tiếng vọng.
Lần này Việt đi công tác về tôi chẳng buồn ra đón, tôi vẫn chưa nguôi giận với anh kể từ cuộc điện thoại đó. Ai ngờ anh cũng chẳng thèm quan tâm tôi, không nhắn một tin, từ lúc xuống sân bay đi ăn uống nhậu nhẹt với bạn đến tận khuya mới về, hành lý còn chưa kịp đem về nhà cất.
Tôi gọi điện cho Yến, khóc lóc, kể lể một hồi cuối cùng cũng chỉ có nó là an ủi:
- Thôi mày, nếu buồn thì để tao đến đưa đi uống rượu giải sầu. Việc gì phải ở nhà héo hon như vậy?
Nhưng tôi không có tâm trạng nào để giải sầu nữa. Tôi chỉ muốn ngồi trong phòng như thế này thôi. Cả ngày hôm nay tôi chỉ nghĩ đến chuyện Khoai đang bị ốm, nó ho, nó sốt thế nào tôi không được chạm tay vào. Tôi thấy hận bản thân mình, vì không đủ sức và lý trí để giành con lại. Tôi vẫn sợ người ta sẽ nhìn vào gia đình tôi mà đánh giá. Rằng tôi là đứa con dâu chẳng ra gì khi chẳng nghe lời mẹ chồng.
- Thanh ơi, Khoai là con của mày cơ mà, có phải người dưng nước lã đâu. Mày cứ bế về nhà mày thì bà ta làm gì được?
- Tao chỉ có một mình, tao không làm được.
- Hay để tao đi cùng mày nhé? Mấy chuyện thế này tao giỏi lắm.
- Đừng Yến, làm như thế là gia đình tao tan nát đấy.
- Thế mày còn định nhẫn nhịn đến bao giờ nữa?
- Tao sẽ nghĩ ra cách ổn thoả hơn mà.
Yến thở ra một hơi không bằng lòng:
- Con điên! Sớm muộn gì tao cũng bị mày làm cho tức chết.
Tôi chỉ biết cười khổ. Đến tôi cũng cảm thấy giận chính bản thân mình chứ nói gì đến Yến. Người ta đã bảo rồi, tính cách quyết định số phận. Tôi cũng biết rằng nếu tôi không mạnh tay thì người thiệt thòi vẫn cứ là mình. Nhưng… tôi yêu Việt, tôi cũng yêu cả Khoai nữa. Tôi không muốn gia đình này vì tôi mà mỗi người mỗi ngả.
Đúng lúc đó Việt trở về, tiếng chìa khoá vứt xuống bàn gỗ khiến tôi nhận ra rằng anh đang rất tức giận. Anh hằm hằm đi vào phòng, đạp mạnh cánh cửa cho dù nó đã mở sẵn rồi. Sau đó lớn giọng quát:
- Cô có phải là con người nữa không? Tại sao cô lại đẩy mẹ? Muốn hại chết mẹ à?
Lúc đầu tôi còn không hiểu anh đang nói đến chuyện gì, nhưng rồi tâm trí tôi bắt đầu tập trung vào hai từ: Đẩy mẹ. Hoá ra anh đang nói đến cái hôm tôi tới đòi thằng Khoai. Lúc ấy vì quá xúc động, mọi hành động đều bộc phát. Tôi không nghĩ rằng mình có ác ý gì với mẹ chồng hết.
Tôi bình tĩnh nói:
- Em chỉ muốn nhìn mặt Khoai, là vô tình mà.
Việt cười nhạt:
- Vô tình cái khỉ khô gì chứ? Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi là mẹ bị khớp, đầu gối rất yếu. Giờ bà ngã ra đấy thì ai chịu trách nhiệm? Sao cô có con mà cô không hiểu được, mẹ giữ thằng Khoai cũng là muốn tốt cho con cái của bà thôi.
- Tốt cái gì mới được?
- Cô đừng quên cô mang hoạ sát con.
- Anh cũng tin vào chuyện đó à?
Việt quay đi, đáp gọn:
- Mấy ngày gần đây cô cứ quanh quẩn bên nó làm nó ốm liên miên. Riết rồi tôi cũng phải tin chứ sao?
Tôi tức giận, đáp cái gối về phía Việt. Người mà tôi tin tưởng nhất cuối cùng cũng vẫn đứng về phía mẹ chồng. Anh ta là một người đàn ông, lý trí đầy mình mà lại tin vào dăm ba cái chuyện mê tín này?
Việt cầm gối rồi vứt lại lên giường, anh ta chỉ vào mặt tôi cảnh cáo:
- Một lần này tôi nhịn. Tôi chịu cô đủ rồi đấy. Tôi chiều cô quá rồi phải không?
Tôi im lặng, dùng ánh mắt khinh ghét nhìn anh. Đây là chồng của tôi, một người đàn ông đã hết lòng theo đuổi tôi, hứa hẹn đủ điều rằng sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi nhưng cuối cùng cũng chỉ toàn là nước mắt. Tôi vẫn nhớ cái đêm trước ngày cưới, anh đưa tôi về, hôn lên trán tôi rồi bảo: “Từ mai chúng ta sẽ sống chung một nhà rồi. Anh hứa sẽ không bao giờ để em buồn, để em phải hối hận khi đã lấy anh.” Năm năm nay, cuộc hôn nhân “không hối hận” mà anh nói tới chỉ toàn là nước mắt.
Đêm hôm ấy, hai vợ chồng quyết định mỗi người ngủ một nơi. Tôi ngủ trên giường, còn anh thì ra ghế sô pha ngủ. Nhưng tôi trằn trọc mãi cũng không tài nào chợp mắt được, đành mang chăn ra đắp cho anh ấy đang ngủ ngon lành. Tôi làm vợ năm năm rồi cũng hiểu được đàn ông uống rượu vào đều trở nên thô lỗ. Những lời mà anh nói với tôi tôi đều có thể bỏ qua được. Dù gì cũng là vợ chồng, cãi nhau cũng là chuyện thường tình thôi.
Tôi vuốt vầng trán của Việt, thấy được những sự mệt mỏi trên vầng trán ương ngạnh của anh. Hồi mới hẹn hò, anh cũng lãng mạn lắm. Đến tận bây giờ anh vẫn lãng mạn nhưng mà theo một kiểu thực tế hơn.
Đột nhiên Việt nắm lấy cổ tay tôi, anh nói giọng ngái ngủ:
- Đừng làm bừa nữa, anh mệt lắm!
Tôi cười nhẹ, đáp:
- Vào giường ngủ đi, ngoài này lạnh lắm!
Thế là mâu thuẫn giữa hai người được hoá giải. Tôi luôn nghĩ đàn ông chỉ cần mềm mỏng với họ là được. Bởi họ bản chất đã là cứng rắn, nếu mình cũng cứng rắn quá thì e là không ổn. Không hợp.
…
Từ khi Khoai chuyển về bên nhà mẹ chồng sống, tôi có rất nhiều thời gian rảnh. Cả ngày chỉ thơ thẩn ngồi đợi đến lúc được gặp Khoai. Lâu dần tự tích luỹ được một khoảng thời gian rất lớn trong ngày. Khoảng thời gian ấy tôi chẳng làm gì, chỉ ngồi như vậy.
Hôm nay, sau khi dọn nhà cửa xong xuôi, tôi cũng ngồi trên ghế sô pha đọc sách. Đọc mãi cũng chẳng hết được ngày, tôi nhắn tin vu vơ cho Yến. Cô nói đang chuẩn bị đăng ký một lớp yoga, hỏi tôi có muốn tham gia không? Tôi đồng ý.
Đó là cách duy nhất để tôi quên đi được những ám ảnh về ánh mắt xa lạ, về tiếng khóc thét đầy sợ hãi của Khoai ngày hôm đó. Tôi không hiểu tại sao, nhưng nó cứ in sâu vào trong lòng tôi. Nhiều hôm nóng nực, nhưng chỉ cần những hình ảnh đó vụt qua cũng khiến tôi run rẩy.
Con tôi, có còn là con tôi nữa hay không?
Đầu giờ chiều, Yến đến đón tôi. Hai đứa tới trung tâm không quá xa mà cũng không quá gần nhà để đăng ký. Trên đường đi, nó vẫn khuyên tôi nên đưa thằng Khoai về, để lâu quá không tốt cho tình cảm mẹ con. Yến còn nêu ra một vài ví dụ điển hình khi con bị tách mẹ quá sớm sẽ dẫn đến việc con có suy nghĩ không tốt về chính mẹ của mình, con bị thiếu tình thương, con có xu hướng tự kỷ, v.v… Đúng là chuyên gia sales. Nói cái gì cũng rất thuyết phục. Nhưng tôi chỉ biết nghe rồi để đó.
Vì Yến không ở trong hoàn cảnh của tôi nên nó không thể nào hiểu được làm việc đó rất khó. Tôi phải vượt qua nhiều rào cản mới tới được với con trai của mình. Rào cản lớn nhất, là tình yêu dành cho chồng và con.
- Nhưng mà mày chưa đậu thai hả? Mày đã thả lâu rồi mà?
Nói đến vấn đề này tôi cũng thấy lo lắng.
- Không biết nữa.
- Mày đi kiểm tra xem thế nào. Khéo lại tịt ngòi đấy.
- Lúc chửa thằng Khoai nhanh lắm, thả một tháng là dính liền.
- Thế mới bảo phải đi kiểm tra.
Tôi trầm ngâm, không nói thêm gì nữa. Tôi không nghĩ mình có vấn đề gì cả, vì trước khi mang thai Khoai, tôi có đi khám bác sĩ đã nói cơ thể của tôi rất tốt, dễ dàng có thai và có đầy đủ nội tiết tố để thai phát triển khoẻ mạnh. Nhưng… Nếu Việt có vấn đề thì sao?
Hai chúng tôi lên tầng bốn của toà nhà, ở đây có kết hợp nhiều loại hình như Gym, yoga, dance… Nhạc từ mọi phía xập xình chát chúa ập tới khiến tôi phải cau mày. Nhưng Yến chỉ cười huých tay:
- Tin tao đi, tập yoga xong là nhẹ nhõm lắm. Trước tao có tập ở đây sáu tháng rồi, ok đấy.
Tôi gật đầu, chưa tin lắm vào những gì nó nói.
Sau đó chúng tôi được nhân viên cho đi tham khảo buổi tập yoga đang diễn ra. Và bất ngờ thay, trong lớp học ấy có cả Thành. Khi anh nhìn tôi, ánh mắt có chút bối rối.
Còn Yến thì hoàn toàn bất ngờ, rỉ tai tôi nói nhỏ:
- Oan gia ngõ hẹp rồi.
Theo Lan Vy (Khám Phá)
Làm dâu chốn địa ngục (Phần 2)
Reviewed by Dương Your
on
tháng 8 09, 2018
Rating: