Khi tiếng trống vào tiết vang lên thì Xuân thấy Kì đi qua lớp mình. Cái sự xuất hiện rất “tình cờ” này khiến cô nghi ngờ nó có sắp đặt. Nhưng tự nhiên anh ta lại tỏ ra như thế này với cô làm gì chứ? Hai người làm chung đã hơn hai năm nay rồi mà.
Trong cuộc họp căng thẳng, Xuân để ý hình như Kì đang nhìn trộm mình. Ban đầu cô nghĩ chắc mình tự suy diễn, nhưng rồi điều ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần cô mới dám chắc chắn, anh ta đang nhìn mình.
Thầy hiệu trưởng nói xa xả vào cái mic khiến nó rè cả đi, ông đang nhắc đến việc một số giáo viên còn lơ là trong giảng dạy. Vẫn là bài ca đã cũ, tuần nào cũng lôi ra nhắc lại. Dạy học là một công việc nhọc nhằn nhất trong mọi công việc, lại cũng bạc bẽo nhất. Dạy tốt thì không sao, dạy không tốt thì bị cả xã hội lên án. Xuân làm giáo viên đến nay đã gần mười năm trời, cô vẫn còn nhớ buổi đầu đi dạy, một thầy giáo già đã bảo với cô rằng:
- Bỏ đi, kiếm việc khác mà làm. Làm cái này không có tâm, không nhiệt huyết thì sớm muộn gì cũng phải từ bỏ thôi.
Nhưng hồi ấy cô còn trẻ, nhiệt huyết và đam mê vẫn còn chảy mãnh liệt trong lồng ngực. Ông nói vậy chỉ càng khiến cô thêm phần quyết tâm.
Buổi họp kết thúc trong những tiếng tán đồng rệu rã của các giáo viên, thầy hiệu trưởng thấy cũng chẳng còn gì để mắng, để nhắc nhở nữa nên cho tất cả lên lớp dạy.
Xuân khẽ liếc qua Kì, anh ta đã rời đi từ lúc nào. Cô lại rơi vào một câu hỏi khác, rốt cuộc anh ta có nhìn cô hay không?
Nhưng chuyện ấy trôi qua rất nhanh trong ngày, vì Xuân phải bận bịu với lũ học sinh nghịch hơn ma quỷ. Cô chủ nhiệm một lớp 12 xếp hạng bét trong trường, lúc nào vào lớp cũng như một cái chợ. Đám con trai thì bỏ học, hút thuốc, đám con gái thì lo đỏm dáng, yêu đương mấy thằng đầu gấu. Cô biết đây là cái tuổi nổi loạn, muốn khuyên nhủ nhẹ nhàng, nhưng càng nhẹ nhàng chúng lại càng nghĩ mình có thể làm gì cũng được.
Trung và Huy là hai học sinh ngỗ ngược nhất, tuần nào cũng khiến cô mệt mỏi.
- Tại sao tuần trước các cậu trốn tiết Sinh học?
- Em đau bụng. - Huy nói.
- Em đau đầu. Em sắp ung thư đầu rồi cô ơi. - Trung đáp.
Cả lớp cười nắc nẻ sau hai câu trả lời của Huy và Trung. Chúng nó nghĩ hai cậu chàng này thật là ngầu khi dám trả lời cô giáo như thế.
Xuân cuộn sổ đầu bài lại, đập nhẹ lên đầu mỗi đứa, quát:
- Thầy hiệu trưởng vừa phê bình tôi về hai cậu. Các cậu hư cũng được, nhưng đừng làm ảnh hưởng đến người khác chứ.
- Vậy cô đừng chủ nhiệm bọn em là được.
Xuân nghiến răng giơ cao quyển sổ hơn:
- Con dám nói thế hả?
- A, cô ơi đừng đánh. - Trung và Huy ôm đầu, giả bộ kêu la.
Xuân lườm chúng, vứt quyển sổ lên bàn và nói:
- Nói thì nói vậy, tôi không chủ nhiệm ai dám chủ nhiệm các cậu bây giờ.
Hai thằng tủm tỉm cười, nháy mắt với Xuân:
- Cô là nhất luôn!
Xuân chủ nhiệm lớp này từ một năm trước, chúng tuy nghịch ngợm nhưng rất quý mến cô. Vì cô không khắt khe như những thầy cô giáo khác, cô cũng ít khi dùng biện pháp mắng chửi học sinh. Xuân dạy môn văn, nhưng cô không gò ép học sinh nào phải học theo lối mòn, sáo rỗng. Cô đồng ý cho điểm cao nếu ai có bài văn sáng tạo, tìm ra được những ý mới hay ho cho các bài thơ, bài văn trong chương trình giảng dạy. Các thầy cô giáo trong tổ văn kêu cô dạy không có kỷ luật, không bài bản, không chương trình, không “chuẩn mẫu”. Nhưng trong lớp cô, vẫn có học sinh được giải nhất giải nhì văn thành phố vì những bài phân tích không - đụng - hàng với ai.
Nói đi cũng phải nói lại, mệt mỏi vì học trò nhưng cũng vui vì học trò. Có lẽ đó chính là lý do lớn lao khiến Xuân “trụ vững” trong nghề giáo viên này.
Khi tiếng trống vào tiết vang lên thì Xuân thấy Kì đi qua lớp mình. Cái sự xuất hiện rất “tình cờ” này khiến cô nghi ngờ nó có sắp đặt. Nhưng tự nhiên anh ta lại tỏ ra như thế này với cô làm gì chứ? Hai người làm chung đã hơn hai năm nay rồi mà.
Kì dừng lại trước lớp học, anh ta ra hiệu muốn gặp Xuân. Xuân khựng lại một lúc nhưng vì có học sinh, cô vẫn bước ra.
- Sĩ số? - Kì nhìn vào quyển sổ theo dõi, hỏi ngắn gọn.
Trong phút giây ngắn ngủi ấy, Xuân lại rơi vào trạng thái tự cảm thấy xấu hổ. Hình như cô đã suy nghĩ quá nhiều rồi. Biết đâu anh ta lại tưởng cô để ý đến anh cũng nên.
Xuân nhanh chóng trả lời Kì rồi vào lớp. Cô không biết rằng Kì nở một nụ cười vì sự bối rối của cô rồi mới rời đi.
Đám học sinh ở trường khiến Xuân ngày nào cũng như phải lên tinh thần thép, vậy mà chỉ một người đồng nghiệp làm cùng đã lâu, chỉ vì một ánh mắt của anh ta đã khiến tinh thần thép ấy lung lay. Xuân lên lại tinh thần cho mình, dù sao cô cũng là đàn bà, đàn bà thì thường hay để ý mà.
Trước khi đóng cửa xe, Xuân lại lần nữa thấy Kì bước ra khỏi cổng trường. Anh ta đi cùng với vài ba cô nữ sinh áo trắng. Họ cười cười nói nói với nhau đầy thân mật. Trong ráng chiều, đột nhiên Xuân thấy Kì đẹp lạ trong chiếc áo sơ mi kẻ màu xanh than, quần âu thanh lịch và chiếc Vespa cổ.
- Nhìn gì mà chăm chú thế em? - Nghĩa, chồng của Xuân vội nhìn theo cô.
Xuân giật mình, cô lắc đầu cười:
- Không, em đang nhìn mấy thằng học trò đã về nhà chưa hay lại la cà quán điện tử.
Chồng cô hừm nhẹ:
- Đừng có khắt khe quá. Ngày xưa đi học anh ghét nhất mấy mụ cứ soi mói vào cuộc sống của anh sau giờ học.
- Em lo lắng cho mấy đứa thôi.
- Lo lắng hay là làm phiền?
Nhiều khi nói chuyện về vấn đề quan điểm riêng của mỗi người với Nghĩa thực sự khiến cô khó chịu. Nhưng cô không muốn cuộc tranh luận kéo dài dẫn đến căng thẳng nên cũng thôi.
Xuân nhìn qua cửa kính, thấy Kì đã rời đi từ lúc nào. Sao tự nhiên cô lại phải để ý đến anh ta thế nhỉ? Rõ ràng mọi chuyện đâu có gì. Nhưng ánh mắt lúc ở phòng họp, quả thật khiến cô nghi ngờ.
Anh không có ý gì thật sao?
Trong cuộc họp căng thẳng, Xuân để ý hình như Kì đang nhìn trộm mình. Ban đầu cô nghĩ chắc mình tự suy diễn, nhưng rồi điều ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần cô mới dám chắc chắn, anh ta đang nhìn mình.
Thầy hiệu trưởng nói xa xả vào cái mic khiến nó rè cả đi, ông đang nhắc đến việc một số giáo viên còn lơ là trong giảng dạy. Vẫn là bài ca đã cũ, tuần nào cũng lôi ra nhắc lại. Dạy học là một công việc nhọc nhằn nhất trong mọi công việc, lại cũng bạc bẽo nhất. Dạy tốt thì không sao, dạy không tốt thì bị cả xã hội lên án. Xuân làm giáo viên đến nay đã gần mười năm trời, cô vẫn còn nhớ buổi đầu đi dạy, một thầy giáo già đã bảo với cô rằng:
- Bỏ đi, kiếm việc khác mà làm. Làm cái này không có tâm, không nhiệt huyết thì sớm muộn gì cũng phải từ bỏ thôi.
Nhưng hồi ấy cô còn trẻ, nhiệt huyết và đam mê vẫn còn chảy mãnh liệt trong lồng ngực. Ông nói vậy chỉ càng khiến cô thêm phần quyết tâm.
Buổi họp kết thúc trong những tiếng tán đồng rệu rã của các giáo viên, thầy hiệu trưởng thấy cũng chẳng còn gì để mắng, để nhắc nhở nữa nên cho tất cả lên lớp dạy.
Xuân khẽ liếc qua Kì, anh ta đã rời đi từ lúc nào. Cô lại rơi vào một câu hỏi khác, rốt cuộc anh ta có nhìn cô hay không?
Nhưng chuyện ấy trôi qua rất nhanh trong ngày, vì Xuân phải bận bịu với lũ học sinh nghịch hơn ma quỷ. Cô chủ nhiệm một lớp 12 xếp hạng bét trong trường, lúc nào vào lớp cũng như một cái chợ. Đám con trai thì bỏ học, hút thuốc, đám con gái thì lo đỏm dáng, yêu đương mấy thằng đầu gấu. Cô biết đây là cái tuổi nổi loạn, muốn khuyên nhủ nhẹ nhàng, nhưng càng nhẹ nhàng chúng lại càng nghĩ mình có thể làm gì cũng được.
Ảnh minh họa
Cô lại rơi vào một câu hỏi khác, rốt cuộc anh ta có nhìn cô hay không?
Trung và Huy là hai học sinh ngỗ ngược nhất, tuần nào cũng khiến cô mệt mỏi.
- Tại sao tuần trước các cậu trốn tiết Sinh học?
- Em đau bụng. - Huy nói.
- Em đau đầu. Em sắp ung thư đầu rồi cô ơi. - Trung đáp.
Cả lớp cười nắc nẻ sau hai câu trả lời của Huy và Trung. Chúng nó nghĩ hai cậu chàng này thật là ngầu khi dám trả lời cô giáo như thế.
Xuân cuộn sổ đầu bài lại, đập nhẹ lên đầu mỗi đứa, quát:
- Thầy hiệu trưởng vừa phê bình tôi về hai cậu. Các cậu hư cũng được, nhưng đừng làm ảnh hưởng đến người khác chứ.
- Vậy cô đừng chủ nhiệm bọn em là được.
Xuân nghiến răng giơ cao quyển sổ hơn:
- Con dám nói thế hả?
- A, cô ơi đừng đánh. - Trung và Huy ôm đầu, giả bộ kêu la.
Xuân lườm chúng, vứt quyển sổ lên bàn và nói:
- Nói thì nói vậy, tôi không chủ nhiệm ai dám chủ nhiệm các cậu bây giờ.
Hai thằng tủm tỉm cười, nháy mắt với Xuân:
- Cô là nhất luôn!
Xuân chủ nhiệm lớp này từ một năm trước, chúng tuy nghịch ngợm nhưng rất quý mến cô. Vì cô không khắt khe như những thầy cô giáo khác, cô cũng ít khi dùng biện pháp mắng chửi học sinh. Xuân dạy môn văn, nhưng cô không gò ép học sinh nào phải học theo lối mòn, sáo rỗng. Cô đồng ý cho điểm cao nếu ai có bài văn sáng tạo, tìm ra được những ý mới hay ho cho các bài thơ, bài văn trong chương trình giảng dạy. Các thầy cô giáo trong tổ văn kêu cô dạy không có kỷ luật, không bài bản, không chương trình, không “chuẩn mẫu”. Nhưng trong lớp cô, vẫn có học sinh được giải nhất giải nhì văn thành phố vì những bài phân tích không - đụng - hàng với ai.
Nói đi cũng phải nói lại, mệt mỏi vì học trò nhưng cũng vui vì học trò. Có lẽ đó chính là lý do lớn lao khiến Xuân “trụ vững” trong nghề giáo viên này.
Khi tiếng trống vào tiết vang lên thì Xuân thấy Kì đi qua lớp mình. Cái sự xuất hiện rất “tình cờ” này khiến cô nghi ngờ nó có sắp đặt. Nhưng tự nhiên anh ta lại tỏ ra như thế này với cô làm gì chứ? Hai người làm chung đã hơn hai năm nay rồi mà.
Kì dừng lại trước lớp học, anh ta ra hiệu muốn gặp Xuân. Xuân khựng lại một lúc nhưng vì có học sinh, cô vẫn bước ra.
- Sĩ số? - Kì nhìn vào quyển sổ theo dõi, hỏi ngắn gọn.
Trong phút giây ngắn ngủi ấy, Xuân lại rơi vào trạng thái tự cảm thấy xấu hổ. Hình như cô đã suy nghĩ quá nhiều rồi. Biết đâu anh ta lại tưởng cô để ý đến anh cũng nên.
Xuân nhanh chóng trả lời Kì rồi vào lớp. Cô không biết rằng Kì nở một nụ cười vì sự bối rối của cô rồi mới rời đi.
Đám học sinh ở trường khiến Xuân ngày nào cũng như phải lên tinh thần thép, vậy mà chỉ một người đồng nghiệp làm cùng đã lâu, chỉ vì một ánh mắt của anh ta đã khiến tinh thần thép ấy lung lay. Xuân lên lại tinh thần cho mình, dù sao cô cũng là đàn bà, đàn bà thì thường hay để ý mà.
Ảnh minh họa
Hình như cô đã suy nghĩ quá nhiều rồi. Biết đâu anh ta lại tưởng cô để ý đến anh cũng nên.
Trước khi đóng cửa xe, Xuân lại lần nữa thấy Kì bước ra khỏi cổng trường. Anh ta đi cùng với vài ba cô nữ sinh áo trắng. Họ cười cười nói nói với nhau đầy thân mật. Trong ráng chiều, đột nhiên Xuân thấy Kì đẹp lạ trong chiếc áo sơ mi kẻ màu xanh than, quần âu thanh lịch và chiếc Vespa cổ.
- Nhìn gì mà chăm chú thế em? - Nghĩa, chồng của Xuân vội nhìn theo cô.
Xuân giật mình, cô lắc đầu cười:
- Không, em đang nhìn mấy thằng học trò đã về nhà chưa hay lại la cà quán điện tử.
Chồng cô hừm nhẹ:
- Đừng có khắt khe quá. Ngày xưa đi học anh ghét nhất mấy mụ cứ soi mói vào cuộc sống của anh sau giờ học.
- Em lo lắng cho mấy đứa thôi.
- Lo lắng hay là làm phiền?
Nhiều khi nói chuyện về vấn đề quan điểm riêng của mỗi người với Nghĩa thực sự khiến cô khó chịu. Nhưng cô không muốn cuộc tranh luận kéo dài dẫn đến căng thẳng nên cũng thôi.
Xuân nhìn qua cửa kính, thấy Kì đã rời đi từ lúc nào. Sao tự nhiên cô lại phải để ý đến anh ta thế nhỉ? Rõ ràng mọi chuyện đâu có gì. Nhưng ánh mắt lúc ở phòng họp, quả thật khiến cô nghi ngờ.
Anh không có ý gì thật sao?
Theo: Thụy An (Khám Phá)
Cái thai không đúng hẹn (phần 1)
Reviewed by Dương Your
on
tháng 8 03, 2018
Rating: